VPĐD phía nam Trung ương hội CSSKCĐ Việt Nam tham dự Hội thảo Khoa học Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khoẻ cộng đồng

(UNESCO VTT) – Ngày 23/4, tại Khu du lịch Ao Vua, Ba Vì, Hà Nội, đoàn công tác Văn phòng đại diện phía nam Trung ương hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam do ông Phạm Đình Vương làm trưởng đoàn đã tham dự Hội thảo khoa học về “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là sự kiện khoa học ngành dược liệu lần đầu được Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức.

Hội thảo khoa học có sự tham dự của ông Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng, Nguyên Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam lãnh đạo các Bộ, Ban Ngành Trung ương và địa phương, các diễn giả, các nhà khoa học cùng doanh nghiệp.

Ảnh: ông Nguyễn Hồng Quân – nguyên Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam

Tham luận tại hội thảo, ThS. Ngô Quốc Luật, Viện trưởng Viện Công nghệ Đại Việt, Nguyên GĐ Trung tâm NC & chế biến cây thuốc Viện Dược liệu – Bộ Y tế cho biết. Theo nghiên cứu điều tra đánh giá của các nhà khoa học hiện tại Việt Nam đã xác định được trên 5000 loài thực vật dùng làm thuốc trong số 11.000 loài thực vật bậc cao. Tuy nhiên việc bảo tồn, phát triển và khai thác còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, bởi nạn phá rừng, khai thác dược liệu bừa bãi, không và chưa có kế hoạch tái sinh phát triển, nhiều loài cây thuốc hoang dại mọc tự nhiên bị tàn phá, vốn quý đa dạng sinh học cây thuốc, dược thảo ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Các loài cây thuốc được thuần hoá từ di thực nhập nội giảm sút bởi tính cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường.

IMG_0681.jpeg

Ảnh: ThS Ngô Quốc Luật – Viện trưởng viện Công nghệ Đại Việt tham luận tại Hội thảo khoa học

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Thản, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, việc phát triển cây dược liệu ở Việt Nam không phải vấn đề mới nhưng trong bối cảnh hiện tại, khi dịch Covid-19 tác động nhiều chiều đến đời sống kinh tế – xã hội, cần thay đổi cách nhìn về cây dược liệu Việt Nam, đặc biệt là vai trò của cây dược liệu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào ở nhiều địa phương. 

Trong xu thế hiện nay, con người đang ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, đặc biệt là những thuốc có nguồn gốc dược liệu. Thống kê cho thấy, Việt Nam có thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu rất lớn với khoảng 400 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, khoảng 100 doanh nghiệp có sản xuất thuốc từ dược liệu. Điều đó cho thấy thị trường dược liệu của nước ta là rất tiềm năng. Cùng với đó, sự phát triển của Khoa học công nghệ đã được ứng dụng có hiệu quả trong việc trong việc bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng.

Cụ thể, là việc ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và khai thác nguồn gen dược liệu; Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng, chế biến và chiết xuất dược liệu; Ứng dụng khoa học công nghệ trong đánh giá tác dụng sinh học và bào chế các thuốc từ dược liệu đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học từ các trường Đại học, cao đẳng, viên nghiên cứu, nhà quản lý các cấp và nhà hoạch định chính sách thuộc các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trực tiếp ban hành nhiều văn bản chính sách thể hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực dược hoặc hướng dẫn các hoạt động về kinh doanh, đăng ký, quản lý chất lượng, đấu thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu nhằm hướng tới phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Thông qua hội thảo đã tạo nên sự gắn kết hơn giữa mô hình 4 nhà trong hoạt động trồng và bảo tồn nguồn dược liệu Việt Nam.

Trong khuôn khổ hội thảo, nhiều đại biểu đồng nhất quan điểm, việc phát triển dược liệu trước hết phải phục vụ thiết thực cho nhu cầu chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cho nhân dân, trước hết là vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.  Cần lựa chọn 10 loại cây dược liệu chủ lực để trồng, bảo tồn, nhân giống và chia thành các vùng trồng dược liệu phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng từng địa phương. Đồng thời, cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban ngành để nguồn dược liệu phát huy giá trị đối với sức khỏe con người, cảnh quan thiên nhiên, gắn giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương trên cả nước.

Thông qua hội thảo, với các ý kiến đóng góp của các đại biểu, hi vọng sẽ giúp các cơ quan tham mưu của Chính phủ định hướng cho việc xây dựng một hệ thống các giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát việc “bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu Việt Nam vì sức khỏe cộng đồng” một cách hiệu quả nhất, góp phần thực hiện các mục tiêu Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Một số hình ảnh buổi Hội thảo:

Bài viết: Đình Vương, Đinh Đăng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.