Tân Phó giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa và Thông tin Truyền thông tham dự và đối thoại tại Hội nghị của Bộ Tư pháp  

Chiều ngày 14/4, tại TP.Hồ Chí Minh, Cục Phổ biến, Giáo dục Pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị đối thoại: “Một số vấn đề cần lưu ý theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, góc nhìn kiểm soát rủi ro”. Tân Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa và Thông tin Truyền thông cũng đã tham dự và đối thoại cùng hội nghị này. 


Bà Võ Thị Ngọc Huyền – Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa và Thông tin Truyền thông cũng đã tham dự và có phần đối thoại tại hội nghị 

Tham dự Hội nghị có bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp; ông Hoàng Minh Chiến – Giảng viên chính, Trường ĐH Luật Hà Nội; bà Phạm Thúy Hạnh – Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; Giáo sư, Tiến sỹ danh dự Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Hội truyền thông số và Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam; Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM; các chuyên gia pháp lý, lãnh đạo các hiệp hội ngành nghề, cùng hơn 100 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố cùng các chuyên gia, các tổ chức đại diện doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn. 

Hội nghị đối thoại “Một số vấn đề cần lưu ý theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, góc nhìn kiểm soát rủi ro” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức, nhằm tập trung phân tích những nội dung cốt lõi và mang tính thực tiễn cao, hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện đúng và đầy đủ các yêu cầu pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay. 

 

Trong đó trọng tâm là việc nhận diện bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh, từ đó giúp doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp với chiến lược phát triển và năng lực điều hành. 

Việc tăng cường các hoạt động đối thoại, trao đổi cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, hiểu rõ về pháp lý trong hoạt động là rất cần thiết, qua đó giúp cho các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, có hiệu quả và phát triển bền vững hơn. 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về những đổi mới quan trọng của Luật Doanh nghiệp năm 2020 trong quản lý ngành, nghề kinh doanh, đặc biệt là việc cụ thể hóa nguyên tắc “Doanh nghiệp được quyền kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm”, đồng thời làm rõ ranh giới pháp lý đối với các ngành, nghề bị cấm hoặc hạn chế đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư. 

Thông qua đó, doanh nghiệp được định hướng rõ ràng trong việc xác lập và triển khai lĩnh vực kinh doanh, bảo đảm không vi phạm quy định pháp luật và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động. 

Đồng thời, Hội nghị dành sự quan tâm đặc biệt đến vai trò của người đại diện theo pháp luật – chủ thể có vị trí trung tâm trong tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Các nội dung trao đổi đã tập trung làm rõ trách nhiệm pháp lý, nghĩa vụ công bố thông tin, cũng như các giới hạn pháp lý trong thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật, qua đó giúp doanh nghiệp củng cố cơ chế quản trị nội bộ và xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. 

Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia tư vấn pháp lý cũng đã trao đổi, lắng nghe các ý kiến phản ánh từ phía cộng đồng doanh nghiệp, trao đổi những nội dung cốt lõi và mang tính thực tiễn cao nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện đúng và đầy đủ các yêu cầu pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay. 

Các đại biểu chụp hình lưu niệm 

Hội nghị đối thoại lần này là một bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và hiểu rõ các quy định pháp lý, từ đó nâng cao năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro pháp lý. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp và cơ quan quản lý cùng nhau xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.​ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *